Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thị Diệu Huyền

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 2020

Mô tả vật lý: 21-30

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 383942

Những năm qua đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nợ công của các quốc gia thông qua đẩy mạnh việc vay nợ nhằm thực hiện đầu tư bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, việc gia tăng nợ công không được kiểm soát có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo và gia tăng bất bình đẳng. Trong nghiên cứu của Oxfarm (2017) đã chỉ ra con số, 8 tỷ phủ đã sở hữu khối tài sản tương đương với một nửa người nghèo trên thế giới (khoảng 3,6 tỷ người). Lýdo được đề cập ở đây chính sự phát triển của kinh tếđem lại lợi ích cho những người giàu nhất, bộ phận còn lại của xã hội, đặc biệt là những người nghèo dường như lại không được hưởng lợi. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018, hệ số GlNl của Việt Nam đã đạt mức khoảng 0,4. Điều đáng lo ngại là bất bình đẳng thu nhập tăng trong hai thập kỷ qua và số người giàu, đang chiếm phần thu nhập quá lớn. Gánh nặng nợ công càng gia tăng trên vai người dân trong khi đóxu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo càng trở nên trầm trọng. Bài viết dựa trên cơ sở lýthuyết về mối quan hệ giữa nợ công và bất bình đẳng thu nhập, từ đó phân tích các khía cạnh tác động của nợ công đên tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam. Qua đó, đềxuất quản lýnợ công găn với tăng trưởng kinh tế - xã hội, vay nợ công phải được sử dụng để đầu tư kích thích tăng trưởng kinh tế, sử dụng vốn vay hiệu quả, phối hợp đồng bộ trong điều hành chính sách nhằm phân phối nguồn lực công hướng tới mục tiêu thiên niên kỉ là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH