Các nghiên cứu liên quan đến sự hấp thu, tích lũy và chống chịu kim loại nặng trong thực vật là cần thiết cho sự ứng dụng thành công của công nghệ giảm ô nhiễm bằng thực vật (phytoremediation). Nghiên cứu của chúng tôi đã được thực hiện để dánh giá tiểm năng tích lũy chi của cây Phát tài (Dracaena sanderiana). Cây được trồng trong dung dịch nước khử ion có chứa chì với nồng độ tăng dần (0, 200, 400, 600, 800, 1.000, 2000, 3000 và 4.000 ppm) trong thời gian 60 ngày. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, cây được xử lý chỉ ở nồng độ từ 200 đến 800 ppm có chiều cao cây, chiều dài rễ, khối lượng tươi và khô cao hơn so với giai đoạn chưa xử lý và đối chứng, khả năng chống chịu TI khoảng 80,38% đến 114,47%. Ở nồng độ chì từ 1.000 đến 4.000 ppm, cây hau như không có khả năng chống chịu chì. Ở các nổng độ chi này, các thông số của sinh trưởng và sinh lý của cây đã bị tác động đáng kể. Phần lớn hàm lượng chì được cây tích lũy chủ yếu trong re (chiem 96,46%), chỉ một phần nhỏ được chuyển lên thân và lá. Sự tích lũy chi trong cây giảm dần theo thứ từ rế >
thân >
lá. Nồng độ chì và thời gian xử lý càng cao thi hàm lượng chì tích lũy trong rễ, thân và lá có xu hướng càng tăng. Cây Phát tài có thể tích lũy chì trong rễ cao nhất khoảng 60.570 mg/kg. Bởi vì cây hấp thu chì trên 500 lần so với cây bình thường không hấp thu chì và tích lũy chỉ trên 1.000 mg/kg (cao hon 1%) nên cây Phát tài có thể được xem là cây siêu tích lũy chì (hyperaccumulator). Tuy nhiên, nồng độ chì tích lũy chủ yếu trong rễ nên cũng phù hợp cho cơ chế hấp thu và tích lũy trong rẽ (phytofiltration) để xử lý chì trong nước ô nhiễm.