Phật giáo Thanh Hóa 1945-1954 (Kỳ 1)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Đại Đồng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phật học, 2022

Mô tả vật lý: 27-33

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 384106

 Trong cuộc kháng chiến kiển quốc với ưu thê “người đông, đất rộng, của nhiều”, Thanh Hóa đã trở thành một trong những tỉnh hậu phương lớn nhất, quan trọng nhất, đóng góp có hiệu quả nhất cho cuộc kháng chiến của cả nước.Đặc biệt, Thanh Hóa là nơi có nhiều công binh xưởng sản xuất chế tạo vũ khí, đạn dược đặt trong hang đá, lại là vùng tự do rộng lớn, sự đóng góp kim loại của nhân dân không chỉ diễn ra trong "
 Tuần lễ Vàng"
 , "
 Tuần lễ Đồng” mà liên tục diễn ra trong suốt 9 năm kháng chiến. Nhiêu chuông đồng, tượng đồng, khánh đồng, lư hương, và đồ thờ quý giá đã được các chùa và nhân dân xứ Thanh tự nguyện ủng hộ kháng chiến để sản xuất vũ khí - đạn. Phật giáo Thanh Hóa hiểu rang đây là sự mất mát lớn đối với các chùa, nhưng sự đóng góp đó giúp cho kháng chiến thắng lợi, đất nước được độc lập, tự do.Hầu hết các ngôi chùa của Thanh Hóa đều trở thành nơi hội họp, tụ tập đông người, thành nhà kho, trạm cứu thương, nơi dừng nghỉ, tập kết của bộ đội và dân quân du kích.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH