Vi sinh vật chuyển hóa lân đã được nghiên cứu từ rất lâu để làm phân bón sinh học cho nhiều giống cây trồng cả ở phòng thí nghiệm và ngoài thực tế. Tuy nhiên, vi sinh vật chuyển hóa lân vẫn chưa được thay thế phân bón hóa học sử dụng trong nông nghiệp thương mại. Bài tổng quan này trình bày cơ chế chuyển hóa lân vô cơ và hữu cơ ở vi sinh vật được gọi là các PSM và các yếu tố chính tác động đến quá trình này. Các PSM điển hình như vi khuẩn Azotobacter, Pseudomonas, Bacillus, vi nấm Aspergillus, Penicillium, Trichoderma, xạ khuẩn Actinomyces, Streptomyces và nấm rễ cộng sinh Azospirillum, Rhizobium. Sự chuyển hóa lân chịu sự tác động chính từ sự hoạt động, tương tác của vi sinh vật trong môi trường đất, do đó chịu sự ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng cũng như các đặc tính lý hóa của đất và của từng vùng khí hậu. Đồng thời, một số chủng tiền năng như Azotobacter, Bacillus, Trichoderma đã và đang được áp dụng làm phân bón sinh học cũng được đề cập trong bài báo này, cho thấy việc sử dụng vi sinh vật chuyển hóa phốtphát sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững và công nghệ này đã sẵn sàng để khai thác thương mại trên toàn thế giới.