Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, giáo dục và đào tạo được coi là lợi thế, là sự kiến lập nền tảng tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của một đất nước được xác định trước hết và chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở thành một lợi thế so sánh có giá trị ngày càng cao. Đólà một xu hướng tất yếu trong quátrình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Do vậy, cóthể nói, thực chất cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh trong giáo dục và đào tạo. Tại TP.HCMtrong sốsinh viên tốt nghiệp ra trường, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng sốsinh viên tìm được việc làm, chỉ có50% là cóviệc làm phùhợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp
việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác (Anh Thư, 2019). Việc không tìm được việc làm phù hợp hoặc làm việc ở trình độ thấp hơn do việc định hướng nghề nghiệp khi chọn ngành học chưa phu hợp hoặc sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cều năng lực của nhà tuyển dụng. Bài viết nhằm tìm ra những năng lực của cử nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, cũng như tìm ra những khoảng cách về năng lực của cử nhân và yêu cầu của thị trường lao động cũng như nền kinh tế. Qua đó, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thỏa mãn hơn cho người sử dụng lao động tại TP.HCM.