Hầu hết các trang trại chăn nuôi ở nước ta đều có hầm bioga dung tích lớn để xử lý môi trường chăn nuôi. Tuy nhiên, do phần lớn khí ga sinh ra không thể sử dụng để tạo thu nhập nên các chủ trang trại thưởng phải xã khi ga ra môi trường gây ô nhiễm. Đã có nhiều nghiên cứu trước đây nhằm chuyển giao công nghệ máy phát điện khi sinh học (KSH) nhưng chưa được người chăn nuôi ứng dụng rộng rãi. Nguyên nhân chinh là do điều kiện sử dụng máy chưa phù hợp, chi phí đầu tư ban đầu cao và nhiều bất tiện trong vận hành, bảo dưởng, sửa chữa dẫn đến giá thành phát điện KSH không thể cạnh tranh với điện lưới. Dự án Hồ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) đã nghiên cứu và đưa ra các điều kiện cụ thể để ứng dụng máy phát điện KSH hiệu quả tại các trang trại chăn nuôi. Kết quả cho thấy sử dụng máy phát điện KSH không phù hợp với cho điện sinh hoạt mà chỉ mang lại hiệu quả khi sử dụng cho điện sản xuất. Đầu tư máy phát điện KSH chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ở các trạng trại có nhu cầu sử dụng điện sản xuất trên 30 triệu đồng/ tháng, đầu tư máy phát điện KSH công suất trên 70 kVA sẽ giảm giá thành phát điện xuống dưới 1.000 đồng/kWh. Ở công suất này máy phát điện KSH hoàn toàn có thể cạnh tranh với giá mua điện lưới giờ thấp điểm. Hơn nữa, đã nghiên cứu phương án cải tạo các máy phát điện diesel dự phòng tại các trang trại chăn nuôi thành máy phát điện KSH nhằm mục đích giảm chi phí đầu tư máy phát điện KSH. Qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của điện KSH với điện lưới để thúc đẩy người dân đầu tu ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.