Bước vào thế kỷ XIX, dưới sự đe dọa của thế lực phương Tây, mối quan hệ của hai nước Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phức tạp. Vì thế, thái độ, quan điểm của Việt Nam đối với Trung Quốc vào thời điểm đó cũng có những thay đổi lớn. Tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu về chủ đề này vẫn chưa thật sự đầy đủ. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi tập trung khai thác thơ văn đi sứ của Nguyễn Tư Giản trong chuyến đi sứ năm 1868, đặt trong mối quan hệ chung của hai nước và bối cảnh hai bên đều đang đứng trước nguy cơ bị phương Tây thâu tóm để tìm hiểu về cách nhìn, thái độ của Nguyễn Tư Giản đối với Trung Quốc
qua đó cho thấy, thái độ của Nguyễn Tư Giản đã trải qua những sắc thái từ ngưỡng mộ, đến nhìn nhận (hai nước) bình đẳng và quan điểm “thân Trung, liên kết với Trung Quốc”. Tìm hiểu quan điểm của Nguyễn Tư Giản trong trường hợp này giúp chúng ta hiểu hơn về thực chất và sự biến đổi của quan hệ hai nước Việt - Trung trong giai đoạn mới, đồng thời cũng giúp hiểu hơn về ý thức dân tộc và ý thức tự chủ dân tộc của Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX.