Chính phủ Trung Quốc luôn coi giáo dục là con đường quan trọng để giải quyết các vấn đề trong nước. Đặc biệt, đối với dân tộc thiểu số vùng biên giới, việc phát triển giáo dục có thể tăng thêm sự ủng hộ và tín nhiệm của các dân tộc thiểu số nơi đây với chính quyền và nhà nước, củng cố và đẩy mạnh hơn nữa sự ổn định và phát triển xã hội vùng biên, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển, đảm bảo cho việc cải cách đổi mới được tiến hành thuận lợi. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, chính phủ Trung Quốc chú trọng sự phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục tại vùng biên. Từ đó, vấn đề chính sách giáo dục dân tộc thiểu số tại các vùng biên giới được quan tâm và bàn luận trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó đều đề cập đến quy luật phát triển và các đặc điểm của sự nghiệp giáo dục cơ sở vùng biên.