Một số tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái vùng Tứ giác Long Xuyên và các chính sách ứng phó

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Thu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 551.6 Climatology and weather

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2022

Mô tả vật lý: 53-56

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 384414

Vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL) bao gồm 4 tỉnh (Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang và Cần Thơ), với tổng diện tích là 12.946,27 km2 (chiếm 31,72% diện tích của ĐBSCL), dân số gần 5,6 triệu người. TGLX là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của ĐBSCL, chủ yếu là lúa gạo và thủy sản, với sản lượng lúa gạo đứng đầu cả nước (khoảng 5 triệu tấn/năm). Vùng TGLX có thể xem là “túi nước” khổng lồ của ĐBSCL, có khả năng hấp thu, tạm trữ một khối lượng nước khổng lồ để điều hòa dòng chảy, giảm ngập lụt cho vùng giữa trong mùa lũ và bổ sung dòng chảy nước ngọt vào mùa khô, cân bằng mặn và ngọt cho vùng ven biển. Vùng TGLX có nhiều lợi thế và tiềm năng sản xuất nông nghiệp (SXNN), tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng khí hậu cực đoan xảy ra thường xuyên, đã tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế và môi trường, gây ảnh hưởng SXNN, hệ sinh thái (HST) và đa dạng sinh học của vùng. Để ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH, cần thiết phải có giải pháp có tầm nhìn dài hạn, bền vững, phù hợp cho tiểu vùng là rất quan trọng trong bối cảnh phát triển mới hiện nay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH