Trình bày kết quả nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố của luân trùng (Rotifera) trong các ao nuôi cá dọc theo sông Hậu và từ đó xác định mật độ, kích thước của luân trùng trong tự nhiên để phục vụ cho việc cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên trong sản xuất cả giống theo hướng đa dạng hóa loài nuôi, tăng tỉ lệ ương giống thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2018 trên 19 ao trong cá, bao gồm các ao nuôi cá dọc trên tuyến sông Hậu. Mẫu định tính và định lượng động vật phiêu sinh được thu 2 đợt thu mẫu trong ao. Đợt 1 từ lúc thả cá đến 15 ngày và đợt 2 từ trước 15 ngày thu hoạch. Kết quả xác định được 45 lòai luân trùng, trong đó giống Brachionus chiếm ưu thế nhất là 10 loài (22%), Keratella 7 loài (16%), Finilia 4 loài (9%), Polyarthra 3 loài (7%), Trichpcerca 2 loài (4%) và các loài con lại có 1 loại (2%). Thành phần loài trong các ao thu mẫu có số loai luân trùng dao động từ 7-23 loài, trong đó loài Brachionus rubens chiếm ưu thế nhất với kích cỡ chiều dài 196±31 µm và chiều rộng là 148±7 µm. Mật độ động vật phiêu sinh trong tất cả các ao thu mẫu dao động từ 340.615~1.952.440 cá thể/m3 Chỉ số đa dạng Shannon-Wiener của các ao thu mẫu qua 2 đợt khảo sát dao động 0,15~0,29.