Nội dung cơ bản của tính toán chế độ tưới là xác định được thời điểm cần tưới, thời gian cần tưới trong mỗi đợt tưới, mức tưới mỗi đợt, số lần tưới trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng, số ngày tưới trong cả vụ tưới, mức tưới tổng cộng cho toàn vụ và đường quá trình hệ số tưới. Để xác định được mức tưới cần phải xác định được lượng nước hao do bốc hơi mặt ruộng trong một khoảng thời gian nhất định. Mức độ chính xác của kết quả tính toán thành phần nước hoa này phụ thuộc vào việc lựa chọn công thức tính ETO và hệ số cây trồng Kc. Trong khi đó TCVN 46412011 quy định cụ thể về mức tưới và thời gian tưới mỗi lần, tổng mức tưới từng vụ cho lúa và một số' cây lương thực, cây thực phẩm khác, phù hợp với đặc điểm sinh trường, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của các vùng miền trong cả nước. Tính toán chế độ tưới theo TCVN 86412011 khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp tính toán đang được sử dụng hiện nay. Để minh họa cho phương pháp tính toán mối theo TCVN nói trên, bài báo này giới thiệu trình tự, nội dung các bước tính toán chế độ tưới cho lúa và ngô trồng ở các vụ đông xuân, vụ mùa, vụ đông
phương pháp hiệu chỉnh đường quá trình hệ số' tưới và xác định hệ số tưới thiết kế áp dụng cho một hệ thống tưới điển hình thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ.