Bãi đá có hình khắc cổ ở Đồng Văn, Hà Giang và mối liên hệ với Bãi đá cổ Sapa, Lào Cai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trình Năng Chung

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 306 Culture and institutions

Thông tin xuất bản: Nhân lực khoa học xã hội, 2020

Mô tả vật lý: 82 - 90

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 384795

Bãi đá có hình khắc cổ ở xã Hố Quáng Phìn, trên cao nguyên đá Đồng Văn được phát hiện vào cuối năm 2013. Tại đây trên một đỉnh núi đã phát hiện được 5 tảng đá có hình khắc vẽ. Tất ca có khoảng gần 130 hình khắc, phân bố không đều trên các tảng đá. Motif thể hiện gồm Những hình tròn đồng tâm có khoét lỗ vũm ở giữa, hình tròn đơn có tia, hình tròn xoắn ốc, hình chữ nhật có lỗ vũm ở giữa, hình sin, hình khắc vạch song song dạng bậc thang, hình sinh thực khí nữ giới và những hình không xác định.Khi nghiên cứu đối sánh một số nội dung hình khắc ở bãi đá cổ Đồng Văn với bãi đá cổ Sapa, tác giả bài viết cho rằng nghệ thuật khắc đá ở Đồng Văn có mối dây liên hệ chặt chẽ với bãi đá cổ Sapa và có chung một truyền thống nghệ thuật khắc trên đá. Niên đại của bãi đá có hình khắc cổ Đồng Văn nằm trong khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I sau Công nguyên. Chủ nhân của chúng có thể có mối quan hệ tộc thuộc với cộng đồng cư dân- chủ nhân của bãi đá có hình khắc cổ Sapa. Bài viết bước đầu giới thiệu kết quả nghiên cứu về di tích này và so sánh điểm tương đồng, khác biệt với di tích ở bãi đá cổ Sapa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH