Đánh giá tình trạng hô hấp sau khi thực hiện kỹ thuật tăng tốc thì thở ra (AFE)
Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả của kỹ thuật ở trẻ từ 02 đến 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Vinmec Times City. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, tiến hành tại Bệnh viện Vinmec Times City từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 trên tổng số 47 trẻ từ 02 đến 24 tháng tuổi, với 250 lượt thực hiện kỹ thuật. Kết quả Nồng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) cải thiện tốt hơn sau thực hiện kỹ thuật với khác biệt trị số trung bình cao hơn so với trước khi can thiệp có ý nghĩa thống kê (t = 5,99
p <
0,001)
22/47 (46,8%) trẻ cải thiện về nhịp thở
21/47 (47,7%) có sự cải thiện về nhịp tim, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các dấu hiệu (khò khè, rút lõm cơ hô hấp, hỗ trợ oxy) đều cải thiện rõ rệt sau can thiệp (p <
0,05). Phân tích các yếu tố liên quan sinh thường/sinh mổ
sinh non tháng/đủ tháng
sinh nhẹ cân/cân nặng bình thường
thời gian dùng kháng sinh trên/dưới 3 ngày với sự cải thiện trị số SpO2 và dấu hiệu khò khè cho thấy không có sự khác biệt ở các nhóm so sánh.Kết luận Kỹ thuật “Tăng tốc thì thở ra (AFE) có hiệu quả cải thiện tốt tình trạng hô hấp cho trẻ từ 02 đến 24 tháng tuổi mắc viêm tiểu phế quản. Không có trẻ nào gặp tai biến trong khi thực hiện kỹ thuật.