Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá dày [channa lucius cuvier, 1831] giai đoạn cá bột đến cá giống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hải Lý Tiền

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 96-103

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 384877

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dày {
 Channa lucius Cuvier, 1831) từ giai đoạn cá bột đến giai đoạn cá giống. Nghiên cứu được thực hiện trong ao có kích cỡ 5m X 20 m và chiều sâu 1 m. Cá dày bột (3 ngày tuổi) được ương với mật độ 200 con/m2 trong thời gian 30 ngày. Các mẫu thực vật, động vật phiêu sinh và mẫu cá được thu vào các ngày tuổi thứ 3,4, 5, 6, 9,12,15,18,21, 25, 27 và 30 để phân tích thành phần và số lượng của phiêu sinh vật và đặc điểm dinh dưỡng của cá dày. Kết quả cho thấy, cá dày bắt đầu ăn thức ăn ngoài lúc 3 ngày tuổi và Cladocera (Moina) là thức ăn chính của cá. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài chuẩn của cá dao động 0,46 - 0,67. Kích cỡ miệng của cá dao động từ 0,57 - 2,79 mm. Cladocera (Moina) và Nauplius được cá chọn lựa từ ngày thứ 3 đến thứ 5 của quá trình ưong. Cá dày ăn thức ăn ngoài lúc 3 ngày tuổi và Nauplius là thức ăn ban đầu của cá, từ 3 đến 5 ngày tuổi cá chọn lựa Nauplius, từ ngày thứ 4 đến 15 cá lựa chọn Cladocera (Moina) làm thức ăn và từ ngày thứ 18 đến 30 cá dày chọn Moina và Copepod (Diaptomus).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH