Nghiên cứu nuôi trồng linh chi (ganoderma lucidum) trên phụ phẩm cây ngô tại tỉnh Đắk Lắk

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thị Hảo, Nguyễn Lê Anh Đức, Võ Thị Phương Khanh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tây Nguyên), 2017

Mô tả vật lý: 12-18

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 385067

Phụ phẩm cây ngô có số lượng rất nhiều sau mỗi vụ gieo trồng. Thành phần hữu cơ trong phụ phẩm cây ngô chiếm tỉ lệ lớn, rất tốt cho việc nuôi trồng nấm linh chi. Trong nghiên cứu, phụ phẩm cây ngô có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm, năng suất sinh học và chất lượng nấm linh chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ phẩm cây ngô có thể thay thế hoàn toàn mùn cưa cao su để nuôi trồng nấm linh chi. Xây dựng được quy trình nuôi trồng nấm linh chi trên phụ phẩm cây ngô tại Đắk Lắk. Sử dụng phụ phẩm cây ngô kích thước 0,5-2,0 mm, bổ sung 0,2 phần trăm MgSO4, vôi 0,2 phần trăm để đạt pH =7,5 độ ẩm 63-65 phần trăm, khử trùng bằng hơi nước 7 giờ ở nhiệt độ nhiệt độ 93-05 độ C. Thời gian bắt đầu ra quả thể: 28-32 ngày. Thời gian chăm sóc thu quả thể đợt 1: 90 ngày, đợt 2: 50-60 ngày. Năng suất sinh học khi trồng trên phụ phẩm cây ngô đạt 22,6-25,2 phần trăm, tương đương khi trồng trên mùn cưa cao su là 23,4 phần trăm. Hiệu quả kinh tế đạt 12,7 triệu đồng/ tấn nguyên liệu. Một số thành phần có giá trị dược học của nấm linh chi nhe polysacharide, polyphenol và khả năng dập tắt gốc tự do DPPH khi nuôi trồng trên phụ phẩm cây ngô tương đương hoặc cao hơn so với nấm linh chi trồng trên mùn cưa cao su.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH