Thông qua thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái núi Nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững”, mã số TN18/T07 (thuộc Chương trình KH&
CN Tây Nguyên 20162020 đã ghi nhận tại Tây Nguyên có 4782 loài thuộc 1458 chi và 257 họ thực vật trong các ngành thực vật bậc cao có mạch
trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất, với 4393 loài (chiếm 91,86% tổng số loài). Đề tài cũng ghi nhận được 1713 loài cây làm thuốc (chiếm 35,82% tổng số loài thực vật) của 257 họ trong các ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành Ngọc lan có 1582 loài (chiếm 92,35% tổng số loài làm thuốc)
167 loài cây thuốc quý hiếm, u tiên bảo vệ, trong đó có 88 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 53 loài có tên trong Nghị định 06/2014/NĐ-CP.