Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí nói riêng, các lĩnh vực kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung đã và đang trở thành thực tế tất yếu diễn ra hiện nay. Minh chứng cho điều này, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 749/ QĐ-TTg phê duyệt
- Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Với ba trụ cột chính là Chuyển đổi số, Kinh tế số và Xã hội số, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có một chương trình về chuyển đổi số được Chính phủ phê duyệt. Đối với lĩnh vực báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã sớm có những hành động cụ thể về hoạt động chuyển đổi số. Theo đó, ngày 12/1/2021, Bộ đã xây dựng nền tảng chuyển đổi số cho các cơ quan báo chí và công bố ba nền tảng hỗ trợ các cơ quan báo chí truyền thông chuyển đổi số là Quản lý tòa soạn điện tử 1
Phân tích thông tin, dư luận xã hội và Nền tảng hỗ trợ phòng chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin của các cơ quan báo chí (Phúc Hằng, 2021). Tuy nhiên, khi nhìn ở góc độ lý luận, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí lại khá phong phú về góc độ tiếp cận, thực tiễn quá trình chuyển đổi số tại từng đơn vị báo chí lại càng nhiều màu sắc. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ đưa ra các luận điểm tập trung vào chuyển đổi số lĩnh vực báo chí từ góc độ tiếp cận của ngành công nghiệp nội dung số, từ đó nhấn mạnh đến trọng tâm về nội dung số, trong quá chuyển đổi này.