Bài viết tập trung vào việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật và phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất chè vùng Bắc Trung Bộ. Dựa trên dữ liệu khảo sát hai tỉnh là Hà Tĩnh và Nghệ An, nghiên cứu đã xác định điểm hiệu quả kỹ thuật của nông hộ bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Development Analysis - DEA). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quảcanh tác trung bình đạt mức 0.66. Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng mô hình hồi quy Tobit nhằm đánh giávai trò của học vấn trong việc thúc đẩy hiệu quả canh tác của các hộ sản xuất chè qua đó đề xuất một sốkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh. Kết quả từ mô hình đã xác định học vấn của chủ hộ cótác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, canh tác của nông hộ, theo đó, nếu chủ hộ tăng thêm một năm học phổ thông, điểm hiệu quả sản xuất của nông hộ có thểtăng thêm khoảng 19%. Điều này chứng tỏ học vấn cótác động đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân sản xuất chè thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài ra các đặc điểm canh tác của hộ, số lượng mảnh đất, diện tích và việc tham gia vào các hội đoàn thể tại địa phương, cũng như khả năng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay là các yếu tố tác động đến hiệu quả canh tác của nông hộ sản xuất chè.