Giống lúa mùa địa phương AG3 đã được trồng tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang trong năm 2019-2020. Phàn tích các tính trạng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các kiểu gen so với tất cả các dòng được nghiên cứu. Gạo AG3 được xem thuộc nhóm lúa mùa độc đáo vi hương thơm và chất lượng vượt trội. Để xác nhận sự hiện diện hoặc không có hương thơm trong AG3, một tập họp 8 dòng được đành giá kiểu hình bằng cách sử dụng tách sắc ký khí để định lượng 2AP vói hai giống lúa mùa đối chứng là Nàng Nhen và KDM 105. Đã phân tích mùi thơm bằng KOH và sử dụng phương pháp PCR với hai chỉ thị RM223 và FMU1-2. Kết quả chọn ra 1 dòng có mùi thơm tốt nhất là dòng số 100 kế đó là dòng 80 và dòng 91. Khi phân tích phẩm chất thông qua đánh giá dạng hình thì chiều dài và chiều rộng của hạt gạo AG3 có tính đồng nhất cao và tỉ lệ bạc bụng cũng được ghi nhận. Dòng đạt tỉ lệ không bạc bụng 100% là các dòng số 100, 32, 14 và dòng 80. Phân tích phẩm chất cơm ghi nhận hàm lượng amylose thấp ở hầu hết trên các dòng AG3. Điều này chứng tỏ các dòng ngon cơm. Dòng 100 cho tỉ lệ xay xát cao trên 50%. Hàm lượng protein của các dòng dao động từ 7,2 đến 8,7%. Dòng số 100 và số 8 có hàm lượng protein cao nhất (8,7% và 8,6%) theo thứ tự , tiếp theo là dòng số 32 (8,5%). Dòng số 100 cho năng suất cao nhất (4,83 tấn/ha), kế đến là dòng 7 (4,75tấn/ha). Dòng 100 có thể đưa vào sử dụng trong chương trình chọn giống trong thời gian tới.