Lục Vân Tiên là tác phẩm truyện thơ Nôm mà sức sống và tầm ảnh hưởng của nó đã trở thành một “hiện tượng” khiến cho giới sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu trong suốt hơn một thế kỷ rưỡi qua không hết ngạc nhiên. Cùng với Truyện Kiều, Lục Vân Tiên là tác phẩm có mức độ “xã hội hóa”, “đại chúng hóa” (mô phỏng, vay mượn, chuyển thể, tái tạo, cải biến), v.v. nhiều nhất trong văn học Việt Nam từ trước tới nay. Trong bài viết này, tác giả khảo sát hiện tượng mà Lục Vân Tiên đã tạo ra chủ yếu trong văn hóa đại chúng vùng Nam Bộ trong giai đoạn giao thời 30 năm đầu thế kỷ XX. Cụ thể là tác giả xem xét tác phẩm này như một “hạ văn bán” trong mối liên hệ với các “thượng văn bàn” của nó và phân tích chúng qua lăng kính của các lý thuyết về liên văn bản. Kết quả của khảo sát này có thể góp phần khẳng định vị trí và vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong sự nghiệp sáng tạo nên tấm khảm văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.