Bài viết sử dụng các cách tiếp cận nhân học về không gian, nơi chốn và định vị văn hóa để phân tích một trường hợp của cửa biển Việt Nam, cửa biển Kỳ Anh ở tỉnh Hà Tĩnh, với giả thuyết là vùng văn hóa (cultural area) có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận diện văn hóa của một phạm vi rộng lớn hơn nhưng nó chỉ cung cấp một cái nhìn tĩnh tại
trong khi đó, không gian văn hóa (cultural space) chỉ ra những đặc điểm của các phạm vi hẹp hơn những vẫn mang tính định tính
và vì vậy, nơi chốn văn hóa (cultural place) mới cung cấp một cái nhìn động tại địa điểm của các thực hành văn hóa với tất cả nét riêng và những biến đổi qua dâu bể thời gian.