Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây cúc Lá Nhám (Zinnia Thumberlina Mix)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Bảo Long, Trần Thị Bích Vân

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 59-64

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 385942

 Tìm ra loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng và ra hoa của cây cúc Lá Nhám. Thí nghiệm được tiến hành tại Trại nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2017. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 7 nghiệm thức là S1
  trấu tươi + phân chuồng + đất (411), S2 mụn xơ dừa + phân chuồng + đất (411), S3 tro trấu + phân chuồng + đất (411), S4 mụn sơ dừa + tro trấu + phân chuồng + đất (2211), S5 mụn xơ dừa + trấu tươi + phân chuồng + đất (2211), S6 trấu tươi + tro trấu + phân chuồng + đất (2211), S7 trấu mục + rơm rạ mục (24)
  mỗi nghiệm thức có 8 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 chậu. Kết quả cho thấy cây trồng trong chậu với giá thể mụn xơ dừa + tro trấu + phân chuồng + đất (2211) có sự sinh trưởng và ra hoa vượt trội hơn so với các nghiệm thức khác, cho chiều cao cây (71,5cm), đường kính thân (0,91 cm), tổng số hoa/chậu (32,3 hoa), đường kính hoa (5,2cm)
  tiếp đến là trồng với giá thể mụn xơ dừa + phân chuồng + đất (411) có chiều cao cây (70,1cm)m đường kính thân (0,88 cm), tổng số hoa/chậu (25,0 hoa), đường kính hoa (4,9 cm). Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm các loại giá thể phù hợp cho hoa trồng chậu (đặc biệt là cúc Lá Nhám), đồng thời giúp người trồng hoa có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị và tận dụng nguồn cơ chất hiện có để làm giá thể trồng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH