Khảo sát sự biến đổi thành phần hóa học của trái Lêkima (Poutería campechiana) theo thời gian bảo quản

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huỳnh Liên Hương, Nguyễn Trung Thành, Trần Xuân Hiển

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 121 - 127

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 386013

 Trái lêkima (Pouteria campechiana) chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như carotenoid, tannin, polyphenol,... Do đó, việc bảo quàn trái lêkima sau thu hoạch để duy tn thành phán hóa học của trái có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tiêu thụ trái tươi và cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của độ chín sau thu hoạch đến thành phần hóa học của trái lêkima bảo quản ở nhiệt độ tử 30-32°C. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất khô hòa tan, đường khử, carotenoid, phenolic tổng số, flavonoid tổng số đều có chiều hướng tăng theo thời gian bảo quản. Cụ thể ở ngày bảo quản thứ 10 hàm lượng chất khô hòa tan đạt 20,89-1,66°brix
  hàm lượng đường khử đạt cao nhất vào ngày thứ 8 (13,10±0,38%)
  hàm lượng carotenoid và TPC đạt cực đại là 124,27-3,05 pg/g và 7,11-0,11 mgGAE/g ở ngày bảo quản thứ 10. Tuy nhiên hàm lượng acid tổng số, tinh bột, tannin lại có khuynh hướng giảm trong suốt quá trinh bảo quàn, tương ứng với hàm lượng của acid tổng số là 0,11±0,003%, tinh bột là 5,17±1,85% và tannin là 66,87=2,83 mgTAE/g ở ngày bảo quản thứ 10. Kết quả này là cơ sờ cho các nhà chế biến lựa chọn thời gian thu hoạch và bảo quản phù họp để đảm bảo chất lượng của trái lêkima trước khi chế biến.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH