Biến nguy thành cơ: Nghiên cứu sinh học tập thế nào thời Covid?

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chowdhury Raqib

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021

Mô tả vật lý: 19-28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 386111

 Trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, thời đại kỹ thuật số tiên tiến mà ta luôn tự hào ngợi ca nay phải nhường chỗ cho những băn khoăn nghi ngờ khi ta dần vỡ lẽ về những giới hạn của tiến bộ công nghệ và nhận ra cách dạy-học của chúng ta không phải lúc nào cũng thoát được khỏi những truyền thống lâu đời. Trước những biến đổi không tiền khoáng hậu mà đại dịch toàn cầu này gây ra, một đại dịch khiến trường học khắp nơi phải đóng cửa, chuyển sang dạy-học trực tuyến, hàng loạt nghiên cứu đã được tiến hành để hiểu rõ tình trạng phân ly của người học, để tích hợp công nghệ và cách dạy-học tốt hơn vào công việc hàng ngày của ngành giáo dục nhằm thích nghi với tình trạng ‘bình thường mới’. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn rất ít quan tâm tới chính nhu cầu của nhà giáo dục và cũng đồng thời là người đi học, chẳng hạn như những nghiên cứu sinh đang trong thời gian ‘cấm túc trong trại sáng tác’ luận án, thời gian mà họ phải cách ly, hoãn hủy bao công việc hoặc thiếu hứng khởi. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã mở ra nhiều cơ hội cũng không tiền khoáng hậu để ta chiêm nghiệm lại chính công việc của mình. Bài viết này xem xét giá trị, lợi ích có thể nói là độc đáo của siêu nhận thức và tự điều chỉnh đối với việc học tập mà hoàn cảnh hiện nay có thể đem lại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng các chiến lược siêu nhận thức giúp người học hiểu thêm về chính việc học của mình, và có thể đẩy nhanh tiến độ học tập thêm nhiều tháng. Không chỉ học cách học, những chiến lược đó còn kích hoạt kiến thức đã có và nâng tầm tư duy của người học để họ có thể quan sát quá trình học tập đồng thời với việc học tập của mình
  nhờ đó, họ có thể có được những cách học độc lập và đa dụng trong nhiều hoàn cảnh. Dựa trên những trường hợp cụ thể của nghiên cứu sinh do tác giả bài viết này hướng dẫn, bài viết đưa ra cái nhìn sâu về quá trình những nghiên cứu sinh – những người mới bước vào con đường học thuật – có thể tự điều chỉnh học tập một cách hiệu quả như thế nào, có thể kiểm soát quá trình nhận thức và động cơ của mình như thế nào để hoạch định, theo dõi và đánh giá những kỹ năng, thói quen mà họ rèn giũa được. Đặc biệt, bài viết cũng đề xuất định hướng nhằm ‘phổ cập’ phương pháp sư phạm ‘hậu đại dịch’ (Murphy, 2000) đối với nghiên cứu sinh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH