Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá trèn bầu (Ompok bimaculatus Bloch, 1797)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đặng Thế Lực, Lê Anh Tuấn, Lê Văn Lễnh, Trần Kim Hoàng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 114-118

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 386153

 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá trèn bầu (Ompok bimaculatus) dựa trên 100 mẫu cá được thu trên địa bàn tỉnh An Giang trong mùa vụ cá sinh sản. Các mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm Trường Đại học An Giang với các chi tiêu như số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết cầu, hàm lượng protein trong cơ, gan và hàm lượng vitellogenin nhằm mục đích cung cấp dữ liệu khoa học sinh lý sinh sản của loài cá này. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị của các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của cá trèn bầu cái có sự biến động, cụ thể là số lượng hồng cầu dao động 1,21-2,82 (106tế bào /mm)
  tỷ lệ huyết cầu đạt 16,85-37,76 %
  thể tích trung bình hồng cầu 106,92-193,13µm3
  protein trong cơ 10,01 - 16,00 mg protein /mg mẫu tươi
  protein trong gan 23,70 - 31,29 mg protein /mg mẫu tươi
  hàm lượng vitellogenin 60,78-121,17µgALP/ml huyết tương
  các chỉ tiêu số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết cầu, thể tích trung bình hồng cầu, protein trong cơ, trong gan và hàm lượng vitellogenin ở các giai đoạn trong buồng trứng đều khác biệt thống kê có ý nghĩa (P<
 0,05). Đối với cá đực, số lượng hồng cầu dao động 2,40-3,71 (106tế bào /mm3)
  tỷ lệ huyết cầu đạt 25,29-33,14%
  thể tích trung bình hồng cầu 86,12-105,87µm3
  protein trong cơ 11,35 - 14,79 mg protein /mg mẫu tươi
  protein trong gan 19,16 - 27,96 mg protein /mg mẫu tươi đều khác biệt thống kê có ý nghĩa (P<
 0,05) giữa các giai đoạn của buồng tinh. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH