Năm 2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng được Tổ chức UNESCO ghi danh. Việc bảo tồn và phát huy các loại hình diễn xướng liên quan đến âm nhạc cồng chiêng được chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đặc biệt quan tâm. Các dự án sưu tầm , phát huy di sản cồng chiêng, khôi phục lễ hội cồng chiêng tại 5 tỉnh Tây Nguyên đã góp phần không nhỏ cho việc quảng bá di sản và hình ảnh địa phương. Ở cấp độ làng/xã, mô hình lễ hội với sự tham gia một cách chủ động, tích cực, hiệu quả trong việc phục hồi và duy trì các hình thức diễn xướng của âm nhạc cồng chiêng.Bài viết nghiên cứu trường hợp lễ hội cồng chiêng tại xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Một mô hình lễ hội cộng đồng được thành lập và thực hành ngay sau khi hồ sơ Không gian Văn hóa Cồng chiêng được Tổ chức UNESCO vinh danh