Giải pháp phát triển chuỗi giá trị tre, luồng tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vũ Quang Hoàng, Tiến Định Nguyễn, Văn Ba Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Nông nghiệpvàPhát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 104-111

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 386345

 Thanh Hóa và Nghệ An là hai tỉnh có diện tích tre luồng lớn nhất cả nước và phản lớn diện tích tre, luồng tập trung tại các huyện nghèo miền núi phía Tây của hai tỉnh. Tre, luồng được xem là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là cho người nghèo. Qua khảo sát 7 doanh nghiệp, 4 cơ sở chế biến tre, luồng, 02 hợp tác xã, 21 người thu gom và 106 hộ trồng, khai thác tre, luồng trên địa bàn 5 xã thuộc 4 huyện ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị tre, luồng qua nhiều khâu trung gian, do đó lợi nhuận trong chuỗi rơi vào hệ thống thu gom rất nhiều
  còn các cơ sở chế biến là tác nhân tạo giá trị gia tăng lớn nhất trong chuỗi. Tuy nhiên, do chưa hình thành mối liên kết chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến chế biến và thương mại tre, luồng nên người trồng luồng vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá bán thấp, trong khi các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến thiếu nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị tre, luồng như khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ phát triển HTX tre, luồng tham gia vào liên kết chuỗi giá trị
  hỗ trợ đầu tư và áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, khai thác tre, luồng theo hướng quản lý khai thác rừng bền vững.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH