Đặc điểm phát tán hạt thực vật bởi loài khỉ vàng (Macaca mulatta) ở Đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Văn Minh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 634.9 Forestry

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 107-112

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 386400

Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm phát tán hạt các loài thực vật thông qua phân tích các mẫu phân từ loài khi vàng (Macaca mulatta) ở Đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đã thu thập tổng cộng 87 mẫu phân từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2017. Tỷ lệ hạt xuất hiện, thành phần loài (chi hoặc họ), tỷ lệ hạt còn nguyên đã được phân tích và kiểm tra. Ngoài ra, số lượng loài thực vật và số hạt trong mỗi mẫu phân cũng đã được phân tích. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 15 loài thực vật thuộc 9 họ trong các mẫu phân của loài khỉ vàng. Hạt được tìm thấy trong tất cả các mẫu phân trong các tháng ngoại trừ tháng 11. Tỷ lệ hạt xuất hiện và số lượng các loài thực vật trong mẫu phân là ổn định trong suốt thời gian nghiên cứu, những số lượng hạt còn nguyên được phát hiện trong tháng 6 và 7 cao hơn các tháng còn lại. Đường kính thể tích bình quân (MCD) của các hạt thực vật thu được từ các mẫu phân của khỉ vàng là 6,9 mm và phạm vi biến động từ 0,9 đến 17,7 mm. Loài khỉ vàng tại đảo Cù Lao Chàm có vai trò phát tán hạt có đường kính nhỏ hơn 10 mm, tương tự như loài khỉ vàng ở khu vực bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH