Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, kinh tế tri thức đang dần trở thành một khái niệm phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn làm định hướng xây dựng chiến lược phát triển. Đặc biệt, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam đã góp phần thức đẩy sự bùng nổtrong sáng tạo và phát triển ứng dụng tri thức trong mọi lĩnh vực, nổi bật như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học, vật liệu mới.. Đi cùng sự phát triển này, nền kinh tế trong và ngoài nước đàng dần thay đổi sâu sắc, toàn diện, chuyển dịch từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
từ phát triển sản xuất lấy lao động và tài nguyên thiên nhiên làm nền tảng sang chủ yếu dựa vào tri thức
từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ và từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở. Từ thực tiễn này đã cho thấy, sự liên quan mật thiết giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và sự phát triển của nền kinh tế tri thức.