Bảo tồn đa dạng sinh học các loài chim tại một số khu bảo tồn vùng đông bắc Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Nhật Huỳnh, Hoàng Văn Thắng, Lê Mạnh Hùng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2021

Mô tả vật lý: 7-10

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 386608

 Vùng Đông Bắc Việt Nam là khu vực có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với các dãy núi đá vôi xen với dãy núi đất và các sông, suối tạo nên những nơi sống (sinh cảnh) quan trọng cho nhiều loài động vật, trong đó có các loài chim. Khu vực Đông Bắc có hệ thống khu bảo tồn (rừng đặc dụng) khá đa dạng từ các vườn quốc gia (VQG) đến các khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên, KBT loài và sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan... Khảo sát của nhóm tác giả trong thời gian từ năm 2018 - 2021 đã xác định được 2.020 loài chim thuộc 56 họ và 15 bộ, trong đó có 6 loài quý hiếm thuộc Danh lục đỏ của IUCN tại KBT thiên nhiên Cham Chu (Tuyên Quang), KBT Bắc Mê - thuộc VQG Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), VQG Phia Oắc - Phia Đén (Cao Bằng) và KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Bắc Kạn). Trong những năm qua, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ các KBT cũng như bảo tồn các loài chim. Tuy nhiên, công tác bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, trong đó có các thách thức về thể chế, chính sách, các thách thức trực tiếp như khai thác mỏ, xâm lấn, canh tác nương rẫy, các hoạt động điều tra, quan trắc đa dạng sinh học (ĐDSH), các hoạt động nâng cao nhận thức và cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương... Để quản lý và bảo tồn có hiệu quả, cẩn triển khai các biện pháp một cách hệ thống và đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến tăng cường công tác quản lý, năng lực, tăng cường công tác thực thi pháp luật, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển du lịch sinh thái đến truyền thông nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng... 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH