Nghiên cứu cấu trúc và đa dạng cây gỗ rừng phục hồi sau nương rẫy tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thanh Tân

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 75 - 83

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 386722

Giới thiệu kết quả nghiên cứu về cấu trúc tổ thành và đa dạng loài cây gỗ ở các thảm thực vật rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông. Số liệu thu thập từ 33 ô tiêu chuẩn với diện tích 2.500 m2/ô (50 m x 50 m) được thiết lập đại diện các kiểu rừng và thời gian phục hồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ kiểu rừng it tre, nứa ở các giai đoạn bỏ hóa 5 - 9 năm, 10 - 14 năm và 15 - 20 năm lần lượt là 874, 993 và 1.091 cây/ha, trong khi ở kiểu rừng tre, nứa với các giai đoạn bỏ hóa tương ứng là 410, 586 và 767 cây/ha. Tổng tiết diện ngang theo các giai đoạn bỏ hóa ở kiểu rừng ít tre, nứa lần lượt là 7,88, 13,13 và 18,95 m2/ha, trong khi ở kiểu rừng tre, nứa là 2,98, 6,16 và 10,85 m2/ha. Chỉ số đa dạng loài đối với kiểu rừng ít tre, nứa từ 3,43 đến 3,58 trong khi ở kiểu rừng tre, nứa từ 2,46 đến 2,85. Chi số phong phú loài ở kiểu rừng ít tre, nứa từ 1,376 đến 1,520 trong khi ở kiểu rừng tre, nứa từ 1,308 đến 1,453. Các chỉ tiêu mật độ, tổ thành loài, đường kính bình quân, chỉ số đa dạng và chỉ số phong phú loài ở kiểu rừng ít tre, nửa cao hơn kiểu rừng tre, nứa và có xu hướng tăng theo thời gian phục hồi đối với cả hai kiểu rừng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH