Nghiên cứu xây dựng thang đánh giá độ phì nhiêu tầng đất mặt trồng lúa của 4 loại đất (phù sa, phèn, mặn, xác bạc màu) được tiến hành trên cơ sở thu nhập 720 hộ nông dân (tại địa điểm lấy mẫu đất) ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu đất được phân tích thành phần cấp hạt, pHKcl, tổng hợp cation bazơ trao đổi, dung tích hấp thu, hàm lượng các bon hữu cơ, đạm tổng hợp, lân, kali tổng số và dễ tiêu, Si tổng số và dễ tiêu. Phân tích thành phần chính và tương quan giữa tính chất đất và năng suất lúa đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu pHKcl, các bon hữu cơ, đam, lân, kali tổng số, tổng hợp cation bazơ trao đổi và dung tích hấp thu trong đất là thích hợp để sử dụng trong đánh giá độ phì nhiêu tầng mặt đất trồng lúa ở Việt Nam. Qua đó, đất được coi là có độ phì nhiêu cao với sản xuất lúa khi đáp ứng được các yêu cầu sau Đất trung tính, ít chua pHKcl >
5,5 đến <
7,0, dung tích hấp thu >
15 meq/100g đất, hàm lượng các bon hữu cơ >
3%, đạm tổng số >
0,25%, P2O5 tổng số >
0,15%, K2O tổng số >
1,2% và tổng hợp cation bazơ trao đổi >
9 meq/100g đất
còn đất được coi là có độ phì nhiêu thấp khi Đất rất chua hoặc kiềm pHKcl <
3,5 và >
7,0, dung tích hấp thu <
7 meq/100g đất, hàm lượng các bon hữu cơ <
1,5%, đạm tổng số <
0,15%, P2O5 tổng số <
0,09%, K2O tổng số <
0,9% và tổng hợp cation bazơ trao đổi <
4 meq/100g đất.