Mô tả đặc điểm bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021 và nhận xét kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 10/2020 đến 4/2021 trên 409 bệnh nhi được chẩn đoán mắc tay chân miệng vào điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả Độ tuổi của bệnh nhi chủ yếu là dưới 5 tuổi chiếm 97,6%, trong đó nhóm từ 12-<
36 tháng chiếm 70,4%
tuổi trung bình là 24,5 ± 14,0 tháng
tỷ lệ trẻ trai/ gái =1,5/1. Khi vào viện 100% trẻ có sốt
82,6% có loét miệng
79,0% bệnh nhi có rối loạn tiêu hóa và 65,8% có ban/bóng nước trên da. Các biểu tim mạch, hô hấp, thần kinh gặp với tỷ lệ không cao. Hầu hết bệnh nhi ở thể bệnh là độ 1 và 2a, chiếm 90,3%. Khi vào viện bệnh nhi được chăm sóc theo quy trình, điều trị theo phác đồ nên các triệu chứng giảm dần và gần như hết trước khi ra viện. Thời gian trung bình hết các triệu chứng nôn, trớ (1,39±0,91 ngày)
tiêu chảy (1,84±0,15 ngày)
sốt (4,04±1,39 ngày)
hồng ban, bóng nước (4,74±1,13 ngày). Biếng ăn là dấu hiệu hết chậm nhất, khi ra viện còn 47,9% bệnh nhi vẫn biếng ăn.Tỷ lệ bội nhiễm trong quá trình nằm viện là 13,4%
trong đó, chủ yếu là viêm phổi chiếm 10,7%. Có 69,9% bệnh nhị khỏi bệnh được ra viện
25,9% bệnh thuyên giảm bệnh và trẻ được ra viện
không có ca tử vong. Thời gian nằm viện chủ yếu ≤ 7 ngày (84,6%). Kết luận Bệnh nhi tay chân miệng dưới 5 tuổi chiếm 97,6%
các biểu hiện lâm sàng chính là sốt, loét miệng, rối loạn tiêu hóa và ban/bóng nước trên da
hầu hết bệnh ở mức độ 1 và 2a (90,3%). Các triệu chứng giảm dần trong quá trình chăm sóc và ra viện an toàn, không có ca chuyển tuyến trên hoặc tử vong
ngày nằm viện trung bình 6,32 ± 1,81 ngày.