Đại dịch Covid-19 mặc dù gây ra rất nhiều khó khăn và tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và nhiều doanh nghiệp, nhưng đồng thời, cũng đã mang lại cơ hội phát triển cho thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam do tác động mạnh mẽ làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng và hành vi thanh toán của họ. Bài viết nhằm phát hiện các yếu tố tác động tới ý định sử dụng phương thức thanh toán điện tử tại Hà Nội dưới tác động của đại dịch Covid-19. Dựa trên khung mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT), kết quả nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương từng phần nhỏ nhất PLS-SEM chỉ ra rằng, các nhân tố ảnh hưởng tới ý định hành vi của người tiêu dùng là Hiệu quả kỳ vọng (PE), Nỗ lực kỳ vọng (EE), Ảnh hưởng xã hội (SI) và Điéu kiện sử dụng (FC), trong đó nhân tố Hiệu quả kỳ vọng có tác động lớn nhất tới ý định hành vi và chịu tác động của nhân tố Nỗ lực kỳ vọng. Nhận thức về rủi ro (PR) là nhân tố duy nhất trong mô hình đề xuất không đạt mức ý nghĩa thống kê.