Vùng bờ biển là mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương tác giữa quá trình lục địa chủ yếu là sông và sóng, dòng chảy, thủy triều của biển. Tiềm năng tài nguyên vùng bờ biển Việt Nam rất đáng kể, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong đó, đã phát hiện 35 loại hình khoáng sản, trên 20 hệ sinh thái, với 3 hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển
có trên 50% số đô thị lớn của cả nước, có 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc-Trung-Nam, gần 30 khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung
hơn 80 cảng biển lớn nhỏ. Hải Phòng đã phát triển thành một đô thị cảng lớn nhất phía Bắc, một trung tâm kinh tế dịch vụ và công nghiệp, đồng thời là một vùng kinh tế thủy sản quan trọng bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng. Dựa vào vùng bờ, Hải Phòng đã và đang phát triển thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị cho cả vùng Duyên Hải phía Bắc
là một trong ba cực tăng trưởng của trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, là nút giao của hai hành lang và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Thực tế cho thấy Hải Phòng là một trong số ít các tỉnh/thành phố ven biển của nước ta có kinh tế phát triển với tỷ trọng cao về dịch vụ và công nghiệp. Hải Phòng là địa phương đã áp dụng thành công mô hình và chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ, đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn như hiện nay.