Trữ lượng các bon trên mặt đất của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại thành phố Thái Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Chung Đỗ, Đăng Cường Nguyễn, Trọng Bằng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 98 - 105

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 387346

 Nghiên cứu được thực hiện đối với rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Phương pháp đánh giá nhanh trữ lượng các bon của ICRAF được sử dụng để thu thập dữ liệu trên 40 ô tiêu chuẩn tại 8 xã có rừng trồng Keo tai tượng. Sinh khối và tổng trữ lượng các bon trong lâm phần rừng trồng Keo tai tượng tỷ lệ thuận với tuổi rừng. Trữ lượng các bon tầng cây gỗ phía trên mặt đất chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 64,18% ở rừng tuổi 3 tăng đến 79,61% ở rừng tuổi 7), tiếp đến là tầng thảm mục và cuối cùng là tầng thảm tươi. Tổng trữ lượng các bon rừng trồng tăng dần từ 12,31 tấn/ha ở tuổi 3 tăng đến 24,23 tấn/ha ở tuổi 7. Năng lực hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tượng giảm dần khi tuổi rừng tăng (rừng 3 tuổi đạt 15,06 tấn CO2 e/ha/năm, rừng 4 tuổi đạt 14,19 tấn CO2 e/ha/năm, rừng 5 tuổi đạt 13,67 tấn CO2 e/ha/năm, rừng 6 tuổi đạt 13,11 tấn CO2 e/ha/năm, rừng 7 tuổi đạt 12,70 tấn CO2 e/ha/năm). Toàn bộ diện tích rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ước tính hàng năm có thể hấp thụ 23.326,97 tấn CO2 tương đương, trong đó rừng 3 tuổi đóng góp 27,12%
  rừng 4 tuổi chiếm 26,42%
  rừng 5 tuổi đóng góp 22,98%
  rừng 6 tuổi với 15,23% và rừng 7 tuổi với tỷ lệ là 8,25%. Ước tính tổng giá trị về hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đạt 69.980,88 USD/năm, tương đương với 1.614.458.902,0 VNĐ/năm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH