Đặc điểm lâm sàng của người khiếm thị tuổi trưởng thành

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.7 *Ophthalmology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 76-80

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 387376

 Mô tả đặc điểm lâm sàng của người khiếm thị ở tuổi trưởng thành. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 167 trường hợp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu của nghiên cứu. Kết quả Tuổi trung bình là 31,46 ± 16,47
  bệnh nhân cao tuổi nhất là 78 tuổi và trẻ nhất là 18 tuổi. Bệnh nhân chưa lập gia đình và sống cùng bố mẹ chiếm nhiều nhất 56,3%. Nguyên nhân gây khiếm thị theo bệnh học nhóm nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý thể thủy tinh34,1%
  nhóm nguyên nhân thường gặp thứ hai là các bệnh lý võng mạc hoàng điểm 23,3%
  nhóm nguyên nhân thường gặp thứ ba là các tổn hại của thị thần kinh 14,4%. Thị lực nhìn xa không kính trung bình là 20/333 ± 20/500
  41,3% trường hợp thị lực nhìn xa cải thiện với kính chỉnh tật khúc xạ tối ưu. 73,7% trường hợp khả năng nhạy cảm tương phản tốt dưới 10%. Tất cả các trường hợp bệnh glôcôm và bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc đều tổn hại thị trường ngoại vi mức độ nặng. Thị lực gần tốt nhất trung bình là 20/285 ± 20/400. Thị lực xa và thị lực gần có mối liên quan tuyến tính mức độ trung bình với r = 0,45 (p = 0,001). Kết luận Tuổi của bệnh nhân hầu hết ở lứa tuổi lao động, chủ yếu sống cùng với gia đình hoặc người thân. Nguyên nhân gây khiếm thị chủ yếu là bệnh lý của thể thuỷ tinh. Tình trạng thị lực xa rất kém, cải thiện với kính chỉnh tật khúc xạ. Khả năng nhạy cảm tương phản tốt chiếm 73,7% trường hợp. Thị trường ngoại vi bị tổn hại nặng và khó đánh giá.Thị lực gần tốt hơn thị lực nhìn xa. Thị lực xa và thị lực gần liên quan tuyến tính thuận.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH