Phát triển văn hóa nhà trường là điều kiện tất yếu để nâng cao chất lượng về mặt vật chất lẫn tinh thần cho các thành viên trong nhà trường, phục vụ tốt nhất các hoạt động trong quá trình đào tạo, tạo môi trường học tập hiện đại, khẳng định thương hiệu, là nền tảng để hướng đến tự chủ đại học và định hướng hội nhập quốc tế trong thời đại chất lượng. Do vậy, phát triển văn hóa nhà trường đóng vai trò quan trọng và cần được thực hiện liên tục, phù hợp với chiến lược phát triển và tầm nhìn của nhà trường. Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Đại học Sài Gòn, gồm sự cần thiết phải phát triển văn hóa nhà trường, những biểu hiện tích cực, những biểu hiện tiêu cực, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa nhà trường và các giá trị cốt lõi từ ý kiến đánh giá của giảng viên và sinh viên.Từ phân tích thực trạng các vấn đề trên, bài viết sử dụng kiểm định Independent Samples T-test (kiểm định 2 mẫu độc lập) để kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa hai nhóm đối tượng khảo sát là giảng viên và sinh viên về các nội dung khảo sát.