Bài viết này truy nguồn tác phẩm Tán đinh Quốc dân độc bản ảo trường Đông Kinh Nghĩa Thục tổ chức in ấn ở Việt Nam năm 1907. Thông qua khảo cứu và đối chiếu với các nguồn thư tịch Đông Tây, bài viết cho rằng nguồn gốc đầu tiên của tác phẩm trên là cuốn The Citizen Readercùạ Arnold-Forster (1855-1909), in lần đầu tại Anh năm 1886. Người Nhật cũng sớm mô phòng cuốn sách này để biên soạn nhiều cuốn Quốc dân độc bản khác nhau. Một trong các bán tiếng Nhật ây đã ảnh hưởng tới một bản Quốc dân độc bản của Chu Thụ Nhân được xuất bản tại Trung Quốc năm 1903. Đen lượt mình, bản tiếng Trung Quốc đã ảnh hưởng sang Việt Nam, khiên sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX đã mô phỏng, tiet lược và viết thành cuốn Tân đính Quốc dàn độc bán (1907). Vì vậy cuốn sách của Việt Nam đã trải qua ba tầng ảnh hưởng từ Anh, Nhật, Trung, giúp ta hình dung về quá trình giao lưu thư tịch từ Tây sang Đông và hiện đại hoá tri thức ở thời cận đại. Các tác giả của mỗi nước đã tạo nên sự khác biệt cho cuốn sách của mình bằng việc bổ sung tri thức bản quoc, nhưng cho dù thay đổi như thế nào, thì ấn phẩm ờ các nước vẫn giữ được cái lõi là tri thức tân học, tri thức phương Tây.