Có rất nhiều các phương pháp và công cụ để đo lường sự tăng trưởng của một tổ chức như quản lý theo mục tiêu (MBO), chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI), thẻ điểm cân bằng, phương pháp 360 độ,... Trong đó, các chỉ số đánh giá thực hiện công việc (Key Performance Indicators - KPIs) được xác định là thước đo hiệu quả nhất để đo lường sự tăng trưởng này và là công cụ hữu ích để đánh giá năng lực thực hiện công việc của mỗi cá nhân và các đơn vị trong một tổ chức (Pamentor, 2010), KPIs không chỉ cho phép các trường đại học, các cơ sởđào tạo và nghiên cứu dễ dàng xác định được mục tiêu cần đạt được trong tương lai, đồng thời thực hiện các so sánh với các trường khác hoặc với chính mình để quản lý những thay đổi. KPIs còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch chiến lược, trong hoạt động đánh giá và giám sát cũng như điều chỉnh các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Bài báo này trình bày tổng quan về KPIs và tầm quan trọng của việc ứng dụng KPIs trong việc đánh giá kết quả làm việc tại các trường đại học. Kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy có 10 rào cản đối với việc ứng dụng KPIs trong đánh giá kết quả làm việc tại trường đại học ở Viêt Nam. Nghiên cứu chỉ ra 7 điều kiện cần lưu ý khi áp dụng KPIs tại các trường đại học ởViệt Nam.