Quả trình sản xuất siro glucose hiện hành từ tinh bột đòi hỏi chi phí năng lượng lớn. Do đó, quá trình thủy phân ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ hồ hoá của tinh bột là hướng trong điều kiện nồng độ chất khô rất cao (≥300 g/L) là hướng đi mới có tính khả quan. Tuy nhiên, trên thế giới và ở Việt Nam quy trình này chưa được nghiên cứu nhiều cho nguyên liệu củ (sắn, khoai lang), mặc dù nó đã được áp dụng ở quy mô công nghiệp kế từ thập niên trước cho các loại hạt. Khoai lang, với nguồn cung dồi dào và ít ảnh hưởng đến an ninh lương thực, trở thành nguồn nguyên liệu tiềm năng cho quá trình sản xuất đường từ tinh bột nêu trên. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ cơ chất đến quá trình thủy phân bột | khoai lang và đánh giá hiệu quả của các enzyme phụ trợ ở nồng độ chất khô rất cao và nhiệt độ dưới nhiệt l độ hồ hóa đến hiệu suất thuỷ phân Bột khoai lang được chuẩn bị trong dung dịch đệm acetate (pH 4,2) và thủy phân bằng enzyme Stargen 002 (1,5 mL/kg chất khô) ở các nồng độ cơ chất khác nhau (10-30% w/w) và nhiệt độ khác nhau (30-55°C). Kết quả cho thấy, nhiệt độ tối ưu cho quá trình thủy phân là 50°C. Việc bổ sung các enzyme phụ trợ (Accellerase 1500, Viscozym và Pectinex Ultra SP-D) làm tăng hiệu suất thủy phân 10-15%, đạt 85% ở nồng độ 30% chất khô) và cho phép tăng chất khô lên tới 40%. Động học quá trình thủy phân được mô hình hóa theo phương trình thực nghiệm dạng Michealis-Menten cho phép dự đoán hiệu suất thủy phân cực đại thu được.