Ảnh hưởng của nhiệt độ và thức ăn đến đặc điểm sinh học nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đào Thùy Linh, Nguyễn Đức Tùng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 66-72

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 387842

Nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma) (Acari Phytoseiidae) là một loài thiên địch của bọ trĩ được phát hiện khá phổ biến trên một số cây rau tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về loài nhện bắt mồi này được công bố tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về loài nhện bắt mồi này, đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của hai loại thức ăn bọ trĩ Frankliniella occidentalis (Pergande) (vật mồi tự nhiên) và phấn hoa Typha latifolia L. (một loại thức ăn thường dùng trong nhân nuôi nhện bắt mồi đa thực) đến thời gian phát dục, sức sinh sản và sức tăng quần thể của chúng ở hai mức nhiệt độ 20°C và 25°C. Kết quả cho thấy thời gian phát dục trước trưởng thành của nhện bắt mồi A. largoensis nuôi bằng phấn hoa ở cả hai mức nhiệt độ đều ngắn hơn so với nuôi bằng bọ trĩ, mặt khác khi ăn cùng một loại thức ăn thì chỉ tiêu này của nhện nuôi ở 25°C ngắn hơn so với ở 20°C. Ở cùng một mức nhiệt độ tổng số lượng trứng đẻ của nhện cái khi ăn hai loại thức ăn không có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên chỉ tiêu này của nhện bắt mồi nuôi ở 25°C cao hơn so với 20°C. Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi A. largoensis nuôi bằng phấn hoa (0,200) và bọ trĩ (0,195) ở 25°C cao hơn rõ rệt so với khi nuôi ở 20°C với phấn hoa (0,113) và bọ trĩ (0,118). Từ các kết quả trên cho thấy phấn hoa T.latifolia có thể sử dụng trong việc nhân nuôi nhện bắt mồi A. largoensis trong phòng và nhiệt độ thích hợp để nhân nuôi loài nhện này là 25°C.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH