Thực trạng công tác chọn tạo giống thủy cầm tại một số cơ sở sản xuất giống ở miền Bắc

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Thị Thu Hiền, Phạm Văn Giới, Vũ Chí Thiện

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2021

Mô tả vật lý: 15 - 20

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 387859

 Kết quả điều tra tại 14 cơ sở cung cấp giống thủy cầm của 8 tỉnh miền Bắc cho thấy thủy cầm trống là 1.716 con/cơ sở và mái là 8.058 con/cơ sở. Các cơ sở nhà nước và hộ tư nhân chủ yếu nuôi giữ thủy cầm trống và mái giống với tỷ lệ 40,58-53,30%
  trong khi đó các công ty TNHH chủ yếu nuôi thủy cầm thương phẩm (84,19%). Cơ cấu đàn giống theo từng loại thủy cầm của 14 cơ sở vịt là chủ yếu (87,68%), tiếp đến là ngan (11,85%) và ngỗng (0,46%). Trong tổng số 29 giống được nuôi tại 14 cơ sở giống, nhóm có tỷ lệ trên 10% gồm vịt SM, Bầu Bến và ngan Pháp
  nhóm có tỷ lệ 5-10% gồm vịt Star 53, TC, Grimaud, F1(SM X Bầu cánh trắng)
  còn lại là các giống có tỷ lệ <
 5%, các giống chiếm tỷ lệ dưới 1% có 14/29 giống. Nguồn gốc con giống phần lớn do các cơ sở nhà nước cung cấp, trong đó Viện Chăn nuôi chiếm 84,25%
  đặc biệt nhóm ngan, ngỗng, vịt hướng trứng 100% có nguồn gốc từ Viện Chăn nuôi. Công tác nghiên cứu tạo giống thủy cầm chú yếu tập trung ở các đơn vị nhà nước và công ty TNHH. Các công ty tư nhân và hộ tư nhân chỉ tập trung vào nhóm vịt chuyên thịt và vịt kiêm dụng. Nguồn gen vịt hướng thịt và vịt kiêm dụng đang được khai thác và sư dụng mạnh mẽ ở các cơ sở giống nhà nước và tư nhân. Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong chọn tạo giống là truyền thống, cơ sở nhà nước sừ dụng kết hợp cả nhiều phương pháp, ứng dụng cả phương pháp hiện đại và ứng dụng công nghệ cao. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH