Bài viết này bàn về một số thách thức trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp xã hội theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 - dưới góc độ nghiên cứu Luật Hiến pháp. Luật Doanh nghiệp năm 2020 có một trong điểm mới của Luật nào là quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội (DNXH). Thực tế hiện nay, cả nước có khoảng hơn 165.000 đơn vị hoạt động liên quan đến lĩnh vực xã hội, từ thiện, phi lợi nhuận. Các DNXH đóng góp rất to lớn đối với xã hội. Bình quân một DNXH có số vốn đăng ký ban đầu chỉ khoảng 1.2 tỷ đồng, nhưng đã tạo ra việc làm cho khoảng 51 lao động, trong đó có 18 lao động có hoàn cảnh đặc biệt, lợi nhuận thu về khoảng 400 triệu đồng và cải thiện cuộc sống cho 2.262 đối tượng, bên cạnh đó còn tạo ra nhiều các giá trị xã hội và môi trường khác. Tuy nhiên, hành lang pháp lý về việc đảm bảo cho DNXH hoạt động còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục bàn, như thể chế chính sách, môi trường xã hội và những hạn chế từ bản thân DNXH (về thị trường, sản phẩm, cũng như nguồn lực)... Do đó, các doanh nghiệp này cũng cần có chiến lược vận hành và chiến lược phát triển tổng thể.