Sự gia tăng tải lượng chất lơ lửng (TSS) từ các bề mặt không thấm nước đã làm tăng mức độ ô nhiễm của dòng chảy nước mưa đô thị, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước của nguồn tiếp nhận. Để khắc phục hiện tượng trên, giải pháp kiểm soát lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của dòng chảy nước mưa tại nguồn (LID-Low-Impact Drainage-Supported Development) đang được quan tâm rộng rãi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của các đặc trưng của mô hình mưa thiết kế đến hiệu quả kiểm soát TSS của các phương án LID khác nhau. Các phương án LID được tổ hợp từ các loại công trình mái nhà xanh, vật liệu lát thấm nước và hộp trồng cây. Mô hình SWMM (Storm Water Management Model) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các giải pháp LID so với giải pháp thoát nước truyền thống. Kết quả cho thấy, khi chu kỳ lặp lại của mô hình mưa tăng từ 2 năm tới 100 năm thì hiệu quả kiểm soát TSS sẽ giảm từ 0% (phương án chỉ sử dụng mái nhà xanh) tới 5% (phương án sử dụng cả 3 công trình LID). Thời gian mua có ảnh hưởng không đáng kể tới hiệu quả kiểm soát TSS. Khi định mua dịch chuyển về cuối trận mưa thì hiệu quả kiểm soát TSS giảm từ 0% tới 4%. Các phương án sử dụng hộp trồng cây có hiệu quả kiểm soát TSS cao hơn so với phương án chỉ sử dụng mái nhà xanh hoặc/và vật liệu lát thấm nước. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn và tính toán các công trình LID