Những phái bộ sau cùng của Xiêm La tới Trung Hoa (1851 - 1854) và việc khước từ lệ triều cống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Erika Masuda, Nguyễn Duy Chính

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, 2021

Mô tả vật lý: 35-43

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 388141

 Trung Hoa coi những nước xung quanh thần phục họ là phên dậu, có nhiệm vụ triều cống định kỳ và thi hành một số nghi lễ ngoại giao khác. Trong số các nước phiên phục này, Cao Ly (Triều Tiên) là quốc gia có liên hệ mật thiết nhất, thứ đến là An Nam (tức nước ta) cũng rất tuân thủ những quy luật do thiên triều đặt ra. Những quốc gia có văn hóa, ngôn ngữ, văn tự khác chữ Hán thì chỉ giao thiệp với Trung Hoa như những “đối tác thương mại"
  để tránh xung đột tốn kém với anh láng giềng hay hoạnh họe. Chính vì thế, cung cách giao thiệp của họ cũng mong manh và một khi vai trò thuộc quốc (vassal) không cần phải duy trì thì họ cũng không tuân thủ nữa. Điều này khác với Việt Nam, mãi đến năm 1883, triều đình Huế vẫn tiếp tục triều cống và cầu cứu nhà Thanh mà không tìm đường canh tân, tự cứu lấy mình. Dưới đây là một biên khảo ngắn của Masuda Erika về việc Xiêm La dứt khoát không tiếp tục triều cống Trung Hoa khi thấy nhà Thanh bị lép vế trước liệt cường sau Chiến tranh Nha phiến (Opium War 1839 -1842). Một điểm đáng chú ý là quốc gia không cùng văn tự với Trung Hoa thường có hai bản quốc thư, một bản viết bằng tiếng nước họ (Xiêm La, Miến Điện), một bản dịch ra chữ Hán. Hai văn bản này có nhiều khác biệt, phần lớn bản chữ Hán được phiên dịch lại theo mẫu hình của Trung Hoa nên chữ dùng thường khiêm cung cho vừa lòng triều đình Bắc Kinh. Đó cũng là một đặc điểm mà khi cần họ có thể bào chữa và giải thích thần phục, triều cống theo một ý nghĩa ít tiêu cực hơn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH