Nghiên cứu này sử dụng mô hình GMM hệ thống (S-GMM) để đánh giá tác động của quản trị công, tỷ giá và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại các 83 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2019. Dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng quản trị công và chính sách tài khóa tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tỷ giá có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu củaHadj Fraj và cộng sự (2018),Montes và cộng sự (2019).Nguyên nhân chất lượng quản trị công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế là do chất lượng quản trị công ở các quốc gia đang phát triển còn ở mức thấp. Cụ thể, điểm số trung bình của các chỉ số quản trị công thành phần bao gồm luật lệ, hiệu quả chính phủ, kiểm soát tham nhũng có số điểm khá thấp, lần lượt là -0,415
-0,363 -0,415 trong thang đo khoảng từ -2,5 đến +2,5. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng các quốc gia đang phát triển cần cải thiện chất lượng quản trị công, thực thi chính sách tỷ giá phù hợp để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển.