Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn cho ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Quốc Vĩ, Lê Thanh Hải, Nguyễn Việt Thắng, Trần Thị Hiệu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2021

Mô tả vật lý: 25-29

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 388315

Kinh tế tuần hoàn (KTTH)đang là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đuợc Quốc hội khóaX IV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 quy định “Kinh tế tuần hoàn” (Điều 142) là Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội và được xem là một trong những chính sách ưu đãi, hễ trợ và phát triển kinh tế môi trường, sẽ góp phần đẩy nhanh việc phát triển kinh tế tại Việt Nam. Theo đó, KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Ngành nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 4 lĩnh vực chính là trồng lúa - cậy ăn trái - thủy sản - chăn nuôi vừa là ngành có lượng chất thải tác động lớn đến môi truồng vừa là ngành có nhiều tiềm năng triển khai mô hình KTTH để mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường thông qua việc tái sử dụng, tuần hoàn các dòng chất thải (phế phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi...). Với thực trạng và tiềm năng trên, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển ngành nông nghiệp ờ ĐBSCL theo hướng KTTH, các giải pháp được đề xuất cho 2 nhóm đối tượng đó là người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH