Khủng hoảng năng lượng và suy thoái môi trường hiện đang là hai vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững toàn cầu. Sự thịnh vượng kinh tế càng lớn và tỷ lệ dân số đô thị càng cao thì lượng chất thải rắn sinh (CTRSH) ra càng lớn. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh với một khối lượng khổng lồ và có xu hướng tăng nhanh theo thời gian tạo ra những thách thức trong công tác BVMT và quá trình xử lý ô nhiễm. Trước những áp lực đó, hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang tích cực triển khai các mô hình xử lý rác thải có thu hồi năng lượng (Waste - to - energy WTE) để dần thay thế các phương pháp xử lý truyền thống như chôn lấp, do loại hình công nghệ này không những đem lại những giá trị tối ưu cho môi trường mà còn cung cấp nguồn năng lượng đáng kể giúp giảm bớt gánh nặng của quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tại Việt Nam, đang dần chuyển sang loại hinh công nghệ WTE trong những năm gần đây nhằm đốt rác và phát điện. Để có lựa chọn và áp dụng loại hình công nghệ này, từ kinh nghiệm quốc tế, việc lựa chọn tiêu chí để áp dụng thẩm định, đánh giá tính hiệu quả và sự phù hợp của loại hình công nghệ WTE với thực tiễn của Việt Nam là cần thiết.