Tiềm năng của vùng biển Đông Nam Việt Nam trong phát triển nghề nuôi cá Măng sữa (Chanos chanos)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phú Hòa Nguyễn, Thị Mỹ Dung Nguyễn, Văn Trai Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 74 - 82

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 388468

Cá Mãng sữa là 1 trong những đối tượng nuôi cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho nhu cầu dinh dưỡng của con người (FAO, 2016). Mặc dù rộng muối, những vùng phân bố hạn hẹp khiến nghề nuôi cá Măng sữa khó phát triển rộng khắp thế giới. Sản lượng cá Măng sữa ở Đài Loan năm 2014 là 60.000 tấn, Indonesia năm 2015 là 575.000 tấn, Philippines vào năm 2018 là 400.120 tấn, đều chiếm một trong những vị tri đứng đầu ngành nuôi. Ở Việt Nam, nghề nuôi cá Mang sữa đã phát triển rải rác trên các tỉnh thành nhưng chưa có vùng nuôi tập trung, cung cấp sản lượng ổn định phục vụ cho nhu cần tiêu thụ nội địa cũng như chế biến xuất khẩu. Để đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi cá Mang sữa ở vùng ven biển Đông Nam Việt Nam, đã điều tra và khảo sát các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu trong khoảng thời gian từ tháng 01- 12/2017. Kết quả cho thấy, khu vực này ngoài lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thủy văn, môi trường sinh thái, thì nguồn lợi con giống tự nhiên và diện tích mặt nước nuôi là 2 lợi thế to lớn đối tiểm năng phát triển nghề nuôi tại khu vực này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH